Đã bao giờ sau một đêm ngủ dậy bạn bỗng thấy đau vai gáy, đau nhức nhiều vùng cổ gáy, đau tê dại vùng vai, gáy. Nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng…Đó là những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đã mắc phải bệnh lý đau cổ vai gáy. Thậm chí là triệu chứng sớm của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ…

Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

ĐAU VAI GÁY LÀ GÌ?

Là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu sang hai bên. Thường xuất hiện vào buổi sáng, khi ngủ dậy hoặc thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Liên quan đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy.

Bệnh đau cổ vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở người có tuổi. Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm. Nhưng có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống

NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY

Bệnh đau vai gáy khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi…

Thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh.

Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi, giảm khi nghỉ ngơi.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐAU CỔ VAI GÁY

  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, sau khi gặp lạnh hoặc ngồi quá lâu trên bàn làm việc 1 tư thế.
  • Đau tăng khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, khi thay đổi thời tiết, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu. Thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì. Khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây đau vùng cổ, vai, gáy.
  • Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.
  • Tùy trường hợp, người bệnh có thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau đầu…

ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ ĐAU VAI GÁY NHƯ THẾ NÀO?

    • Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà. Bạn có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng cách sao nóng ngải cứu với muối bọc vào khăn rồi chườm ấm lên vùng đau. Xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.
    • Dùng thuốc. Bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Không tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
    • Vật lý trị liệu với bệnh đau vai gáy ở mức độ cấp tính sẽ thấy được hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ lựa chọn các bài tập và loại thiết bị hỗ trợ phù hợp.
    • Phẫu thuật: Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Nhưng, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Sau khi phẫu thuật, cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI CỔ GÁY

cham-cuu-tai-nha-tai-thanh-cong-ba-dinh
Điều trị đau lưng bằng phương pháp châm cứu

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, cứu ngải, thuốc đông y…

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ DINH DƯỠNG KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH

    • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
    • Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
    • Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn. Như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
    • Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi. Omega -3, Vitamin C-D-E, Vitamin nhóm B, Glucosamine…
    • Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

CẦN LÀM GÌ KHI BẠN MẮC PHẢI BỆNH LÝ NÀY Xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà của người dân chúng tôi gồm các bác sĩ, y sĩ Y Học cổ truyền với nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh :

• Thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, mất ngủ.
• Thoái hóa khớp gối.
• Các hội chứng đau tê bì do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
• Liệt dây thần kinh số 7.
• Đau dây thần kinh liên sườn.
• Phục hồi chức năng sau tai biến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *