Hội chứng cổ vai cánh tay

Theo thống kê, có khoảng 85% số bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay có độ tuổi trên 60. Một số người không nhận thấy các dấu hiệu,  triệu chứng rõ ràng. Nhưng một số người khác lại  xuất hiện những triệu chứng mạn tính. Đau dữ dội và hạn chế vận động cổ vai tương đối nghiêm trọng.

I. Hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay hay còn gọi là hội chứng đau vai gáy.: Là các triệu chứng thường gặp trong lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ. Thường kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cổ và/hoặc tuỷ cổ. Cũng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày do nhiều nguyên nhân như làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Nằm ngủ lệch về một bên quá lâu, nhiễm lạnh…

Đau cổ vai cánh tay gặp ở mọi lứa tuổi,các nghề nghiệp khác nhau. Bệnh cảnh thường gặp là đau mỏi vùng cổ, vai, cánh tay, thậm chí có những trường hợp nặng có thể gây đau mỏi, tê bì xuống cánh tay một hoặc hai bên. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt. Làm việc cũng như làm giảm hiệu quả công việc của bệnh nhân, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

II. Nguyên nhân hội chứng đau vai gáy

  • Hay gặp nhất là ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Sai tư thế khi ngồi lái xe, hoặc khi ngủ.
  • Sau khi gặp lạnh đột ngột.
  • Đau vai gáy còn có thể do bệnh lý khác như: thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau cổ vai cách tay xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

III. Dấu hiệu nhận biết hội chứng đau vai gáy

1. Triệu chứng lâm sàng

● Đau vùng cổ gáy khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau làm động tác sai, hoặc ngủ dậy do lạnh. Đôi khi xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính. Đau lan lên vùng chẩm, xuống vai, lan xuống cánh tay, đau tăng khi xoay đầu và gập cổ về phía bên lành.

● Hạn chế vận động cột sống cổ do đau và co cứng cơ vùng vai gáy, hay gặp trong đau vai gáy cấp tính.

● Có điểm đau cột sống, cạnh cột sống cổ.

● Yếu cơ có thể kèm theo cảm giác rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai lan xuống cánh tay, hoặc bàn tay, ngón tay.

a. Một số dấu hiệu điển hình của hội chứng cổ vai tay

● Bệnh nhân ngồi nghiêng đầu về bên đau, dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân đau tăng lên.

● Bệnh nhân ngồi cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau làm giảm triệu chứng đau tê.

● Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm kéo từ từ theo trục dọc làm giảm triệu chứng đau tê.

●Dấu hiệu tê bì, teo cơ hai tay, giảm các hoạt động khéo léo hai bàn tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Nặng hơn có thể gây liệt tứ chi, rối loạn đại tiểu tiện khi có chèn ép tuỷ sống cổ thường do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá, dày dây chằng vàng.

●Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi do giảm lưu lượng tuần hoàn động mạch sống nền.

b. Biến chứng, nguy cơ hội chứng đau vai gáy

●Liệt và rối loạn cơ tròn nếu thoát vị đĩa đệm nặng, ung thư, nhiễm trùng, v.v.

●Teo cơ vùng vai, cánh tay bàn tay nếu có chèn ép rễ kéo dài.

●Điều trị hội chứng đau vai gáy

2. Nguyên tắc điều trị

  •  Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh.
  • Kết hợp điều trị thuốc, không dùng thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng.
  • Chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số ít các trường hợp đặc biệt.

3. Điều trị cụ thể

  • Giáo dục tránh các nguyên nhân gây bệnh, thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc.
  • Cố định cột sống cổ bằng nẹp mềm trong giai đoạn đau cấp hoặc sau chấn thương.
  • Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp theo tầm vận động khớp.
  • Vật lý trị liệu: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm trị liệu, xoa bóp nhẹ nhàng, kéo giãn cột sống bằng máy.

Lưu ý: Trong các trường hợp bệnh cấp, đau nhiều thì ta không nên tập, chủ yếu là nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng, chỉ nên tập khi đã giảm đau hoặc để phòng ngừa.

4. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau thông thường
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh

IV.Cách phòng hội chứng cổ vai canh tay

  • Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý không làm việc quá lâu ở một tư thế đặc biệt với máy vi tính, tránh làm sai tư thế của cột sống cổ.
  • Ngồi đúng tư thế khi lái ôtô, môtô, xem tivi phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng, tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.

➡ Một số tư thế cần phòng tránh trong hội chứng cổ vai cánh tay

– Cổ ngước nhìn lên cao trong thời gian dài.

– Xoay đầu thường xuyên về bên đau.

– Nâng hoặc kéo một vật với cổ gập.

– Học hoặc đọc sách với tư thế cổ gập trong thời gian dài.

– Ngủ gối cao hoặc nhiều gối…

➡ Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu

Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả hội chứng cổ vai cánh tay. Để đạt hiệu quả tốt nhất có thể kết hợp với phục hồi chức năng, vật lý trị liệu trong điều trị.
– Châm cứu: các huyệt Phong trì, Kiên ngung, Kiên tỉnh, Thiên tông, Khúc trì, Hợp cốc…
– Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ vai cánh tay.:xoa bóp có tác dụng để giảm đau và chống phù nề, tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng.
– Kéo giãn cột sống cổ: là biện pháp điều trị cơ bản. Với mục đích làm rộng các khe khớp, các lỗ ghép giảm chèn ép các rễ thần kinh; giãn cơ làm giảm co cứng cơ; giảm sự di lệch khớp.

➡ Tập vận động cổ, bả vai, khớp vai, cánh tay

Bài tập nhịp ổn định của Rene Caillet: bệnh nhân nằm hay ngồi với tư thế cột sống cổ gấp nhẹ. KTV dùng hai tay áp sát và giữ chặt hai bên thái dương của bệnh nhân, tiến hành kéo giãn cột sống cổ thẳng trục cơ thể. Trong tư thế này, KTV dùng lực hai tay chuyển hộp sọ nghiêng bên.Hoặc xoay bên đồng thời bệnh nhân phải gồng cơ một lực vừa đủ để kháng lại sao cho hộp sọ vẫn đứng yên tại chỗ, Tạo nên một co cơ đẳng trường đối với các cơ vận động cột sống cổ. Lực tạo ra từ KTV thay đổi từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp

➡ Dự phòng:

+ Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt là với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
+ Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy, khi ngủ…
+ Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vai tay.

Đội ngũ phòng khám minh phương:

Chúng tôi gồm đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm. Tốt nghiệp các trường đại học: Đại học y Hà Nội, Học viện y dược vổ truyền Việt Nam…Thấu hiểu những khó khăn của bệnh nhân và gia đình. Phòng khám Minh Phương cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, châm cứu bấm huyệt tại nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *