Bạn đã bao giờ bị mất ngủ, trằn trọc cả đêm, khó ngủ và mệt mỏi nhiều vào ngày hôm sau? Đã bao giờ bạn cáu gắt, khó chịu, bực bội và lo lắng vì thiếu ngủ? Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng. Vậy mất ngủ là tình trạng thế nào? Phải làm sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Mất ngủ là gì?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Giấc ngủ giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập. Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng phải đáp ứng được các yếu tố như: Ngủ sâu giấc, thoải mái và tỉnh táo sau khi ngủ dậy,… Một ngày, trung bình, cơ thể người bình thường phải cần 7 – 8 tiếng để ngủ. Con số này có thể thay đổi và dao động từ 4 – 11 giờ tùy thuộc vào cơ địa, nhu cầu của mỗi người.

Là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Bao gồm ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ. Hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ lại và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh lý nàu gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày hôm sau như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp. Hoặc không thể tập trung vào chi tiết, hay quên hoặc dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.

Phân loại mất ngủ

Phân loại bệnh dựa trên thời gian và tần suất.

– Mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn (cấp tính): Mất ngủ ngắn hạn là tình trạng mất ngủ từ 1 – 3 đêm, kéo dài trong vài tuần. Thường do những yếu tố tác động tức thì như: mất việc, mất người thân, sốc tâm lý…

– Mất ngủ kéo dài ( mạn tính): Mất ngủ kéo dài là tình trạng mất ngủ nhiều hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài trong một tháng hoặc lâu dài hơn. Thường kèm với các bệnh lý về thể chất hay tâm thần… Với những nguyên nhân thường gặp như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Phòng ngủ không thoáng khí, thay đổi môi trường sống. Rối loạn về tâm – thần kinh như stress kéo dài, tức giận hay lo buồn, quá lo lắng về chứng mất ngủ. Hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày và các bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì thời gian ngủ sẽ trở nên ít đi, không sâu. Điều này khiến bạn dễ bị đánh thức bởi những tiếng ồn trong môi trường. Chính vì vậy, người già thường rất dễ bị mất ngủ và họ luôn cảm thấy mệt mỏi trước và sau khi ngủ dậy. Tuổi tác càng cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng lên.
  • Áp lực về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
  • Thói quen ngủ không hợp lý. Thói quen ngủ kém bao gồm lịch đi ngủ không đều, ngủ muộn. Hoặc các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến bạn khó chịu khi nằm.
  • Lịch trình làm việc khiến nhịp sinh học thay đổi. Làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể bạn có thể dẫn đến mất ngủ.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh nhân có rối loạn sức khỏe tâm thần. Ví dụ người mắc chứng rối loạn lo âu… có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Khó ngủ có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm.
  • Một số bệnh lý liên quan đến chứng mất ngủ như:  Đau mãn tính, ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh hen suyễn,…..
  • Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ khiến bạn bị khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.
  • sử dụng các thức uống chứa chất kích thích như cafe, bia rượu,  thuốc lá… Không nên uống vào lúc chiều muộn hay buổi tối vì chúng sẽ khiến bạn không thể ngủ vào ban đêm.
  • Ít hoạt động thể chất: việc thiếu hoạt động có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Triệu chứng bệnh mất ngủ

  • Khó ngủ, trằn trọc, khó vào giấc.
  • Thức dậy vào giữa đêm
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ
  • Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ vào ngày hôm sau
  • Khó chịu, trầm cảm, cáu gắt hoặc lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung khi làm việc hoặc học tập
  • Lo lắng liên tục về giấc ngủ

Điều trị mất ngủ

– Nguyên tắc điều trị bệnh:

  • Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây khó ngủ
  • Vệ sinh giấc ngủ.
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn- thiền

Điều trị mất ngủ:

– Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây khó ngủ: Sau khi tìm hiểu bệnh nhân biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

– Vệ sinh giấc ngủ: Tạo tâm trạng thư thái, thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ. Không gian phòng ngủ đủ tối, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ …

– Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.

Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.

Y học cổ truyền cũng có những bài thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc để chữa mất ngủ rất hiệu quả

Tóm lại

  • Mất ngủ là tình trạng đặc trưng bởi giảm chất lượng và số lượng giấc ngủ mặc dù đã có đủ cơ hội để ngủ có thể dẫn đến giảm hoạt động vào ban ngày. Mất ngủ rất thường gặp
  • Nhiều bệnh cơ thể, rối loạn tâm lý có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Mất ngủ có thể đôi khi không có nguyên nhân nào cả.
  • Dùng thuốc tây y điều trị mất ngủ có thể kết hợp với những chiến lược không dùng thuốc.
  • Y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ vừa an toàn lại hiệu quả cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *